Văn hóa Huế (dưới góc nhìn khoa học liên ngành)

Tọa lạc bên bờ sông Hương xanh biếc êm đềm vốn xưa nay vẫn chảy lững lờ qua lòng đô thị chính là quần thể kiến trúc nghệ thuật Kinh đô Huế được xây dựng dưới triều Nguyễn. Ở bờ Bắc dòng là Kinh thành – Hoàng thành và Tử Cẩm Thành với hàng chục cung điện vàng son lộng lẫy. Xa xa ở phía Nam sông Hương là những lăng tẩm của các vị vua từ Gia Long đến Khải Định, và Đàn Nam Giao (nơi vua tế trời đất). Đây được xem như những công trình nghệ thuật tuyệt đẹp giữa chốn đồi núi linh thiêng này. Sự hài hòa giữa kiến trúc thiên nhiên của kinh thành Huế đã đạt đến mức tuyệt diệu và hoàn chỉnh. Kinh thành được xem là một thành lũy có hình ngôi sao mà về đêm trông như một vì tinh tú đẹp lung linh, huyền ảo.
 
Kinh thành Huế được thiết kế như một thành lũy với cả một hệ thống phức hợp các công trình kiến trúc liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính phòng thủ vững chắc, bao gồm các bộ phận chính kể từ thành ra bên ngoài như: luỹ, pháo đài, tường bắn, pháo nhãn, phòng lộ, hào, thành giai, con đường kín.Hình khối kiến trúc của những công trình trong kinh thành Huế là mái thẳng, đường nét thanh nhã phù hợp với những cấu kiện gỗ hướng đến chiều cao được xác định phù hợp với tỷ lệ. Rõ ràng, sự hài hoà giữa kiến trúc và tạo hình thời Nguyễn phản ánh mối giao hoà tâm lý “Thiên - Địa - Nhân” sâu sắc của người Huế. Chính mỹ thuật dân gian đã phả vào mỹ thuật cung đình một sức sống mới; ngược lại mỹ thuật cung đình trang nhã, trang trọng tác động trở lại khiến cho mỹ thuật dân gian thêm phần sinh động. Chính sự tương tác bổ sung đó đã tạo cho kinh thành Huế có sức sống bền bỉ và mang trong mình những giá trị văn hóa lớn lao trường tồn đến hôm nay...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội )

Evaluation of the geological heritage of the Dray Nur and Dray Sap waterfalls in the Central Highlands of Vietnam

Cổ sinh thái học