Mô phỏng và tối ưu hóa vi gắp có cảm biến dùng để thao tác với các vi vật thể : Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điện tử: 62 52 02 03
Nâng cấp và xây dựng mô hình mô phỏng hoàn chỉnh cho hệ thống vi gắp
nhiệt điện silic-polyme tích hợp cảm biến với cấu trúc 3D và mô hình
chuyển đổi năng lượng có đủ hai cơ chế (từ điện năng thành nhiệt năng và
từ nhiệt năng thành cơ năng) như hoạt động thực tế của vi gắp.
• Tính toán được công thức tổng quát cho hệ thống vi gắp theo mô hình
nhiệt học và mô hình cơ học cổ điển. Kết quả này được so sánh, đối chiếu
và xác nhận tính phù hợp với kết quả của phương pháp mô phỏng và đo đạc
thực nghiệm trên phiên bản vi gắp đã chế tạo.
• Tối ưu cấu trúc vi gắp nhiệt điện silic-polyme tích hợp cảm biến để
giảm nhiệt độ và công suất hoạt động chỉ với một số thay đổi nhỏ về cấu
trúc và cơ chế phân bố nhiệt. Kết quả cho thấy đã giảm được 65% nhiệt độ
tại điểm cực đại và giảm 50% công suất tiêu thụ, trong khi giữ nguyên
được giá trị chuyển vị so với cấu trúc ban đầu. Đặc biệt, nhiệt độ tại
đầu kẹp đã giảm xuống gần với nhiệt độ phòng, có nghĩa là vi gắp này sẽ
phù hợp với hầu hết các ứng dụng.
• Thiết lập được hàm truyền điều khiển PD cho hệ cơ cấu vi gắp. Với hàm
truyền này, kết quả mô phỏng cho thấy đáp ứng của hệ thống giảm 500 lần
so với khi không có hệ điều khiển.
• Thiết kế hệ điều khiển tích hợp để tăng tốc độ thi hành, tăng độ tin
cậy và chính xác cho vi gắp so với khi không có hệ điều khiển khép kín.
Hệ thống này có thể hoạt động ở dải điện áp nguồn rộng (từ 7 đến 40 V)
và cho phép điều khiển vị trí chuyển vị thông qua tín hiệu tương tự hoặc
tín hiệu số 8 bit. Nhờ tích hợp mạch điều khiển, hệ vi gắp dễ dàng kết
nối với lớp điều khiển cao hơn qua tín hiệu số hoặc hoạt động độc lập
qua tín hiệu điều khiển tương tự. Kết quả mô phỏng cho thấy hệ thống
hoạt động tốt và giảm thời gian đáp ứng nhiều lần so với khi không có hệ
điều khiển
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54330
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54330
Nhận xét
Đăng nhận xét