Nghiên cứu Vô tuyến nhận thức hợp tác cảm nhận phổ trong môi trường pha đinh : Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: 62 52 02 08
Trên kênh cảm nhận, luận án đã đề xuất phương pháp phát hiện và loại bỏ các CR
bị ảnh hưởng của pha đinh che khuất tương quan dựa trên phương pháp đánh giá ma
trận hiệp phương sai. Trên kênh thông báo, luận án đề xuất tái sử dụng các CR bị
ảnh hưởng của pha đinh sâu và bị loại bỏ ra khỏi quá trình cảm nhận hợp tác làm
nút chuyển tiếp hỗ trợ các CR chuyển thông tin cảm nhận đến FC. Đồng thời, luận
án cũng đề xuất thuật toán giới hạn số lượng người tham gia hợp tác cảm nhận để
giảm overhead mà vẫn đảm bảo được hiệu năng phát hiện của hệ thống vô tuyến
nhận thức.
Đối với ảnh hưởng của pha đinh Suzuki lên hiệu năng phát hiện phổ cục bộ,
luận án đã đề xuất phương pháp tính toán xác suất phát hiện ở dạng đóng sử dụng
hàm xấp xỉ Gauss - Hermite. Khi so sánh với phương pháp khác, đề xuất của luận
án cho phép tính nhanh hơn và ít phức tạp hơn.
Đối với cải thiện hiệu năng cảm nhận hợp tác trong môi trường pha đinh
Suzuki trong kênh thông báo, luận án đã đề xuất phương pháp tái sử dụng các CR
bị ảnh hưởng của pha đinh sâu làm các relay hỗ trợ truyền thông tin cảm nhận các
CR tham gia cảm nhận đến FC. Luận án đã đề xuất thuật toán lựa chọn các cặp CR
- nút chuyển tiếp dựa trên tham số xác suất dừng của đường liên kết tổng giữa CR -
nút chuyển tiếp - FC với giả thiết FC sử dụng bộ thu MRC. Luận án cũng đã đề
xuất tính toán xác suất dừng này cho cả hai môi trường pha đinh Suzuki độc lập và
pha đinh Suzuki tương quan. Từ đó, xây dựng một kịch bản mô phỏng để cho thấy
việc sử dụng các nút relay trong việc hỗ trợ truyền tin cải thiện hiệu năng cảm nhận
hợp tác một cách đáng kể
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54329
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/54329
Nhận xét
Đăng nhận xét